For full functionality of this site it is necessary to enable JavaScript.

Thực trạng nồng độ bụi và khí thải tại Hà Nội

Theo chân phóng viên và các nhà khoa học, chúng tôi đã có buổi nghiên cứu đo lường thực trạng nồng độ bụi và khí thải đô thị ở Hà Nội. Với công cụ sử dụng là Máy đo nồng độ bụi và Máy kiểm tra khí thải, đo lường tại các điểm nút giao thông và vị trí khác nhau trên tuyến giao thông cho ra kết quả đáng kinh ngạc: Nồng độ bụi PM10 tại các khu vực này hầu hết đều cao hơn mức tiêu chuẩn, có khu vực cao hơn gấp 7 lần

Thực trạng đo bụi và khí thải ngoài đường

Theo chân phóng viên và các nhà khoa học, chúng tôi đã có buổi nghiên cứu đo lường thực trạng nồng độ bụi và khí thải đô thị ở Hà Nội. Với công cụ sử dụng là Máy đo nồng độ bụi và Máy kiểm tra khí thải, đo lường tại các điểm nút giao thông và vị trí khác nhau trên tuyến giao thông cho ra kết quả đáng kinh ngạc: Nồng độ bụi PM10 tại các khu vực này hầu hết đều cao hơn mức tiêu chuẩn, có khu vực cao hơn gấp 7 lần.

11h30 ngày 1/12, PV và các nhà khoa học đã có mặt tại ngã tư Thanh Xuân - Khuất Duy Tiến (Hà Nội). Vì là giờ tan tầm nên lưu lượng xe tham gia giao thông khá đông. Có 2 thiết bị dùng để đo gồm: thiết bị đo nồng độ bụi trong không khíthiết bị đo nồng độ khí thải. Đây là những thiết bị đo nhanh, các thông số sẽ được hiển thị ngay lập tức sau 2 phút đo (mỗi dải đo dài 2 phút) bao gồm nồng độ khí độc, nồng độ bụi PM10 (kích thước hạt nhỏ hơn hoặc bằng 10µm), tương ứng là PM7, PM2,5 và PM1...  

Chỉ tay vào thiết bị, PGS.TS Hoàng Xuân Cơ, Giám đốc Trung tâm giải thích, Máy đo nồng độ bụi trong không khí hoạt động theo nguyên tắc hút không khí khu vực đó vào trong máy. Do lúc đo lưu lượng xe đông đúc nên nguồn bụi trong không khí cũng di động vì thế các thông số của mỗi lần đo khác nhau.
 
Kết quả đo lần đầu tiên cho thấy chỉ số, nồng độ bụi có kích thước nhỏ hơn 2,5micromet là 0,035mg/m3. Đây là loại bụi có thể xuyên sâu vào phổi do có kích thước nhỏ. Ở các kích cỡ bụi nhỏ hơn 10micromet và 7micromet lần lượt ở các mức 0,281 và 0,172mg/m3. Nồng độ bụi PM10 đã ở mức khá cao nếu so với quy chuẩn Việt Nam (QCVN 05: 2009/BTNMT) đối với không khí xung quanh. 
 
Ở lần đo thứ 2, hàm lượng bụi đã tăng lên, đặc biệt là tổng bụi lơ lửng trong không khí đã lên tới 0,535mg/m3, vượt QCVN - trung bình 1 giờ 0,3mg/m3. Lần đo thứ 3 sau 30 phút, lúc này lưu lượng xe đã giảm nên nồng độ bụi trong không khí đã nhỏ hơn nhiều với tổng bụi lơ lửng trong không khí là 0,224mg/m3, hàm lượng bụi có kích thước nhỏ hơn 2,5micromet là 0,025mg/m3. Lần đo thứ 4, tổng lượng bụi trong không khí là 0,345mg/m3.
 
Cùng với đo bụi, các nhà khoa học đồng thời sử dụng Máy đo khí thải độc do xe cộ lưu thông trên đường gây ra. Bà Đàm Thị Thu, thành viên nhóm khảo sát cho biết, hàm lượng khí SO2 đo được khi đứng trên vỉa hè với tầm cao 1m là 0,1ppm (tương đương 0,262mg/m3 vượt QCVN - trung bình 1 giờ là 0,350mg/m3). Để có kết quả xác thực hơn, các chuyên gia tiến hành đo ở giữa luồng giao thông. Lúc này, bảng chỉ thị của máy liên tục thay đổi từ 1 - 3ppm tùy thuộc vào lưu lượng xe lúc nhiều lúc ít. Điều này chứng tỏ rằng càng nhiều xe tham gia giao thông thì hàm lượng khí độc SO2 càng lớn. 
 
Thực trạng nồng độ bụi và khí thải tại đô thị Hà Nội
Phóng viên và chuyên gia đang tiến hành đo đạc thực nghiệm độ bụi và ghi chép lại

Nhiều xe, nhiều khí độc

12h30, chúng tôi có mặt ở nút giao thông Trường Chinh - Tôn Thất Tùng, một "điểm đen" về ùn tắc. Các nhà khoa học tập trung đo nồng độ khí thải tại điểm dừng đèn tín hiệu. Máy liên tục "bip bip" do nồng độ khí SO2 đã vượt quá ngưỡng báo động. Tiến hành đo ở tầm thấp (trùng với vị trí các ống bô xe máy), bảng chỉ thị của máy đã vượt lên ngưỡng cao nhất là 10,8ppm. Khi đèn xanh, các phương tiện giao thông di chuyển thì máy lại trở về trạng thái đo bình thường. Các chuyên gia cho biết, ở đây, nồng độ khí độc SO2 đã vượt ngưỡng cho phép trong QCVN 05: 2009/BTNMT nhiều lần.
 
Lượng bụi ở nút giao thông này cũng không ít. Kết quả đo cho thấy, tổng bụi lơ lửng (TSP) là 0,220mg/m3. TSP ở nút giao thông này không cao bằng nút giao thông Thanh Xuân - Khuất Duy Tiến do ở đây không có sự tham gia của các xe tải, xe cỡ lớn. Tuy nhiên, đối với một tuyến đường không lớn mà tổng bụi lơ lửng như thế cũng là lớn. 

Xe càng cũ, mức độ phát thải càng cao

"Bụi phát sinh từ các ống thải xe máy không lớn (chủ yếu từ các xe chạy dầu). Tuy nhiên, xe cộ đi lại sẽ nghiền nát các hạt bụi to ở trên mặt đường thành các hạt bụi nhỏ, bụi mịn và thổi tung nó từ tầng thấp bay nên tầng cao. Chính các bụi mịn này rất dễ gây ra những mối nguy cho sức khoẻ con người".
 
PGS.TS Cơ khẳng định, bụi có kích thước nhỏ ít, phần lớn là bụi đường do sự di chuyển của các phương tiện giao thông. Chất thải đặc trưng của các phương tiện giao thông là khí NOx, CO, BC, chất hữu cơ dễ bay hơi VOC... Tất cả các loại xe khi xuất xưởng đều phải đi kèm các tiêu chí về hệ số phát thải. Đi 100km thì hết bao nhiêu xăng, dầu, phát thải bao nhiêu khí độc hại. Người ta dựa vào các tiêu chí này để phân biệt xe nào thân thiện với môi trường hơn. Việt Nam có nhiều loại xe với hệ số phát thải khác nhau, xe càng cũ thì mức độ phát thải càng cao. 
 
Thực tế, xe phát thải nhiều hay ít phụ thuộc nhiều vào tốc độ. Tốc độ xe càng cao thì nhiên liệu sử dụng càng ít và hệ số phát thải càng ít. Giao thông của chúng ta còn kém, tắc đường triền miên... đồng nghĩa với việc phát thải càng nhiều. Không khí đã ô nhiễm lại càng ô nhiễm hơn. 

Càng tiếp xúc nhiều càng có hại

Mức độ ô nhiễm đối với con người còn phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc. Thực tế ở các điểm nút giao thông thường xảy ra tắc đường, người ta chỉ đi qua đó, nhiều nhất cũng chỉ trên dưới 1 giờ đồng hồ. Điều này có hại cho sức khỏe song nguy cơ không lớn bằng những người làm việc cả ngày tại những địa điểm này. 
 
Còn theo số liệu của Trung tâm quan trắc môi trường, Tổng cục môi trường Việt Nam, tại nhiều nút giao thông như Kim Liên - Giải Phóng, Phùng Hưng - Hà Đông, những khu vực đông dân cư, nồng độ bụi thường cao hơn mức cho phép, có lúc lên gấp 7 lần. Các khí ô nhiễm khác như C0, S02 dưới tiêu chuẩn, nhưng đang có xu hướng tăng.  

Biện pháp cải thiện ô nhiễm môi trường

Thực tế, để làm giảm thiểu khí thải từ các phương tiện giao thông phải là tổ hợp các biện pháp: 
- Cải thiện chất lượng nhiên liệu (ví dụ hiện nay, một số xe taxi đã cho chạy khí nhiên liệu LPG thân thiện môi trường). 
- Thắt chặt các quy chuẩn về khí thải đối với các loại xe mới. 
- Tiến hành kiểm tra thường xuyên các xe lưu thông trên đường. 
- Giảm phương tiện giao thông cá nhân, tăng tỷ lệ người tham gia phương tiện công cộng, phát triển hệ thống tàu điện trên cao và tàu điện ngầm
- Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường dày đặc hơn, ít nhất là 10 trạm quan trắc.
Ngoài ra, cũng cần bảo hành, bảo trì thường xuyên xe, giảm thiểu số lượng xe lưu thông trên đường.
 

Đăng ký nhận bản tin - cơ hội nhận khuyến mãi